Xét duyệt đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở: “Xây dựng mô hình trồng lan dược liệu Thạch Hộc Tía tại huyện Cư M’gar”
Updated: 04/03/2016 10:22:26 1474
Today: 0
Yesterday: 0
In Week: 0
Total: 0
Updated: 04/03/2016 10:22:26 1474
Sáng 03/3/2016 Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội đồng xét duyệt đề tài KH&CN cấp cơ sở: “Xây dựng mô hình trồng lan dược liệu Thạch Hộc Tía tại huyện Cư M’gar”. Đề tài do Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Cư M’gar chủ trì, chủ nhiệm đề tài là Cử nhân Nguyễn Ngọc Giao.
Toàn cảnh Hội đồng xét duyệt |
Lan Thạch Hộc Tía phân bố ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Myanmar và nhiều nước nhiệt đới. Là cây làm cảnh vừa là cây làm thuốc quý hiếm, đã có lịch sử làm thuốc cách đây trên 2.000 năm, được ghi trong “Thần nông bản thảo” của Trung Quốc. Nguồn tài nguyên này có nguy cơ tuyệt chủng, được đưa vào Công ước buôn bán quốc tế về động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. Trong cổ thư đông y Trung Quốc cách đây hơn 1.000 năm đã xác định, ở Trung Quốc có 9 loại tiên dược được xếp theo thứ tự như sau: Thạch hộc, tuyết liên, nhân sâm, thủ ô, phục linh, tùng dung, linh chi, ngọc trai, đông trùng hạ thảo, trong đó Thạch Hộc Tía xếp đầu bảng.
Nhận thấy lan Thạch Hộc Tía là loại cây quý hiếm, có triển vọng trồng trên địa bàn đem lại thu nhập cao cho nông dân, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Cư M’gar xây dựng đề tài “Xây dựng mô hình trồng lan dược liệu Thạch Hộc Tía tại huyện Cư M’gar”. Mục tiêu đặt ra của đề tài là xây dựng thành công 02 mô hình trồng lan dược liệu Thạch Hộc Tía nhằm cung cấp sản phẩm hiệu quả cao cho thị trường trong và ngoài tỉnh để làm thuốc. Đề tài dự kiến được thực hiện trong thời gian 24 tháng, từ tháng 02/2016 đến tháng 12/2017.
Ban Chủ nhiệm báo cáo thuyết minh đề tài |
Sau khi nghe Ban chủ nhiệm báo cáo thuyết minh đề tài, Hội đồng đã thảo luận, đóng góp ý kiến cho Ban chủ nhiệm đồng thời tiến hành bỏ phiếu với kết quả 100% thành viên hội đồng thống nhất cho phép thực hiện đề tài.
Theo Ngọc Hoàng