Nghiệm thu đề tài Xác định lập địa, trạng thái thích hợp và kỹ thuật làm giàu rừng khộp bằng cây tếch
Updated: 26/03/2015 16:04:36 2919
Today: 0
Yesterday: 0
In Week: 0
Total: 0
Updated: 26/03/2015 16:04:36 2919
Cây tếch là loại cây cung cấp gỗ có giá trị kinh tế cao, sinh trưởng khá nhanh và đã đưa vào trồng ở Việt Nam khá lâu, tại Đắk Lắk trong những thập niên 70 – 80 đã đưa vào trồng thuận trên đất đỏ BaZan.
Toàn cảnh Hội đồng |
Cây tếch là loại cây cung cấp gỗ có giá trị kinh tế cao, sinh trưởng khá nhanh và đã đưa vào trồng ở Việt Nam khá lâu, tại Đắk Lắk trong những thập niên 70 – 80 đã đưa vào trồng thuận trên đất đỏ BaZan. Tuy nhiên cây tếch không thể cạnh tranh với các loại cây công nghiệp trên đất đỏ Bazan như cà phê, cao su nên dần bị thu hẹp. Trong khi đó Đắk Lắk có một diện tích rừng khộp rất lớn, trên 91.000ha, làm thế nào để có thể trồng xen cây tếch ở các vùng đất trống trong rừng khộp. Với lập địa thích hợp trung bình, nếu kinh doanh gỗ nhỏ chỉ cần chu kỳ 10 – 20 năm, kích thước cây có thể thành hàng hóa với chiều cao từ 13.4 – 16.1m và đường kính từ 16.3 – 20.1 cm. Với chu kỳ này, năng suất rừng tếch đạt từ 13 – 16 m3/ha/năm, trung bình là 15 m3/ha/năm. Đây là các cơ sở khoa học sản lượng để thiết lập các mô hình thử nghiệm, đánh giá mức thích nghi, năng suất, cũng như dự báo sản lượng tếch cho các khu rừng khộp được làm giàu rừng. Vì vậy tại Đắk Lắk, năm 2011 đã cho triển khai đề tài "Nghiên cứu xác định lập địa, trạng thái thích hợp và kỹ thuật làm giàu rừng khộp bằng cây tếch". Đề tài do trường Đại học Tây Nguyên chủ trì, PGS.TS. Bảo Huy làm chủ nhiệm. Mục tiêu của đề tài là Xây dựng được cơ sở khoa học và thực tiễn để làm giàu rừng khộp bằng cây tếch nhằm góp phần tăng giá trị kinh tế của các khu rừng non, nghèo cạn kiệt và cải thiện sinh thái môi trường của hệ sinh thái rừng khộp.
Kết quả cho thấy, có 42.292ha chiếm 46% diện tích rừng khộp thích nghi với cây tếch ở 3 mức độ rất thích nghi, thích nghi tốt và thích nghi trung bình, đây là diện tích phù hợp với làm giàu rừng khộp ở tỉnh Đắk Lắk. Trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế kết hợp với diện tích thích nghi, dự báo tiềm năng kinh tế từ làm giàu rừng khộp bằng cây tếch cho thấy:
Chi phí cho 1 ha đến hết chu kỳ là 56 triệu ở mức rất thích nghi, 66 triệu ở mức thích nghi tốt và 85 triệu ở thích nghi trung bình.
Kết quả dự báo nếu tổ chức quy hoạch và thực hiện làm giàu rừng khộp bằng cây tếch trên 42.293 ha thích nghi, thì sau 11 năm sẽ thu hàng năm 15 tỷ, 16 năm thu 684 tỷ và sau 25 năm, mỗi năm thu được 919 tỷ đồng.
Phó giáo sư, TS Bảo Huy trình bày báo cáo đề tài |
Với những kết quả đạt được cho thấy, bên cạnh làm giàu và bảo vệ rừng, trồng cây tếch trong rừng khộp có thể cho hiệu quả kinh tế cao. Ngày 25/3/2015, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức nghiệm thu đề tài trên. Hội đồng nghiệm thu đã đánh giá cao ý nghĩa của việc thực hiện đề tài và hiệu quả kinh tế của mô hình, đồng thời nhất trí thông qua kết quả thực hiện của đề tài và xếp loại đạt Khá. Tuy nhiên, các thành viên Hội đồng cũng đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại cần hoàn thiện và bổ sung vào báo cáo theo quy định của một báo cáo khoa học.