Tọa đàm “Đánh giá tiến độ triển khai kế hoạch kiểm soát chất lượng, xác định những khó khăn và hướng ưu tiên phát triển chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột trong lương lai”
Ngày đăng: 15/12/2016 14:38
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 15/12/2016 14:38
Sáng ngày 15/12, tại Thành phố Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lăk, Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư Châu Âu (EU-MUTRAP) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức Tọa đàm “Đánh giá tiến độ triển khai kế hoạch kiểm soát chất lượng, xác định những khó khăn và hướng ưu tiên phát triển chỉ dẫn địa lý (CDĐL) cà phê Buôn Ma Thuột trong lương lai”.
Toàn cảnh buổi tọa đàm |
Tham dự buổi tọa đàm có bà Lê Thu Hà - Điều phối viên dự án EU-MUTRAP, ông Nguyễn Văn Khoa - Phó Giám đốc Sở KH&CN, bà Ester Olivas Caceras - Chuyên gia tư vấn về chính sách, thương mại quốc tế và SHTT của Châu Âu, đại diện Cục SHTT, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột, các sở, ngành và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê.
Ông Nguyễn Văn Khoa - Phó Giám đốc Sở KH&CN phát biểu khai mạc buổi tọa đàm |
Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, ông Nguyễn Văn Khoa - Phó Giám đốc Sở KH&CN cho biết CDĐL cà phê Buôn Ma Thuột (trước đây là “Tên gọi xuất xứ hàng hóa”) đã được Cục SHTT - Bộ KH&CN cấp đăng bạ vào tháng 10/2005. Để quản lý và sử dụng CDĐL cà phê Buôn Ma Thuột, thì ngoài Sở KH&CN, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công thương và các ngành có liên quan, UBND tỉnh đã thành lập Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột nhằm tập hợp và đại diện cho các pháp nhân và thể nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê nhân và sử dụng cà phê nhân mang CDĐL Buôn Ma Thuột; phối hợp có hiệu quả các hoạt động quản lý, kiểm soát chất lượng, sản xuất, kinh doanh cà phê nhân Robusta, phát triển CDĐL cà phê Buôn Ma Thuột trên thị trường trong nước và ngoài nước. Tuy vậy, mô hình quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm cà phê nhân mang CDĐL Buôn Ma Thuột hiện vẫn còn khó khăn, vướng mắc.
Ông Trịnh Đức Minh - Chủ tịch Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột báo cáo tham luận Thực trạng quản lý CDĐL cà phê Buôn Ma Thuột |
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã trao đổi các vấn đề liên quan đến CDĐL cà phê Buôn Ma Thuột như: Vấn đề quản lý CDĐL cà phê Buôn Ma Thuột, bao gồm: Tình trạng xây dựng và quản lý CDĐL (hệ thống truy xuất nguồn gốc, kế hoạch kiểm soát và tiến độ triển khai kế hoạch kiểm soát chất lượng); Xác định lộ trình ưu tiên trong quản lý CDĐL. Vấn đề phát triển CDĐL cà phê Buôn Ma Thuột: đóng gói, tiếp thị sản phẩm, xúc tiến thương mại, bao gồm: Vấn đề phát triển bền vững CDĐL: thực trạng và kế hoạch xúc tiến thương mại; Xác định lộ trình ưu tiên trong phát triển và xúc tiến thương mại sản phẩm mang CDĐL. Vấn đề thực thi quyền đối với CDĐL cà phê Buôn Ma Thuột, bao gồm: Những thách thức trong quá trình thực thi quyền đối với CDĐL: thực trạng sử dụng quyền và quản lý chất lượng sản phẩm cà phê bột; Xác định lộ trình ưu tiên trong việc thực thi quyền đối với CDĐL.
Bà Ester Olivas Caceras - Chuyên gia tư vấn về chính sách, thương mại quốc tế và SHTT của Châu Âu báo cáo tham luận Xác định lộ trình ưu tiên trong quản lý CDĐL |
Tỉnh Đắk Lắk được coi là thủ phủ cà phê của cả nước với diện tích trên 200 nghìn ha, sản lượng cà phê nhân đạt trên 400 nghìn tấn/năm, năng suất bình quân đạt trên 21 tạ/ha. Cà phê của tỉnh Đắk Lắk đã xuất khẩu đến trên 60 nước và vùng lãnh thổ, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 600-700 triệu USD, chiếm 30% giá trị xuất khẩu cà phê cả nước; có 31 thị trường đạt kim ngạch trên 1 triệu USD và trong đó có 13 thị trường đạt kim ngạch trên 10 triệu USD. Thị trường truyền thống cà phê của tỉnh là EU và Mỹ. Cà phê đóng góp khoảng 70% tổng thu ngân sách của tỉnh, giải quyết việc làm cho khoảng 200.000 lao động trực tiếp và khoảng 100.000 lao động gián tiếp.
Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm |
Khu vực CDĐL cà phê Buôn Ma Thuột có tổng diện tích là 107.505 ha, trên các huyện Ea H’Leo, Krông Búk, Krông Păk, Krông Ana, Cư Kuin, Cư M’gar, Krông Năng, thị xã Buôn Hồ và thành phố Buôn Ma Thuột. Đến nay, có 10 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL Buôn Ma Thuột đối với sản phẩm cà phê nhân Robusta, với tổng diện tích trên 15 nghìn ha, sản lượng đăng ký trên 46 nghìn tấn/năm. Sản phẩm cà phê nhân mang CDĐL Buôn Ma Thuột được sản xuất trên cùng diện tích với các chứng nhận khác như UTZ, 4C, Rainforest,... bước đầu đã được thương mại dưới hình thức sản phẩm cà phê có CDĐL. Tổng sản lượng thương mại cà phê có CDĐL chiếm 15% sản lượng đã được cấp quyền, và chiếm 2,1% tổng sản lượng tiềm năng cà phê thuộc khu vực có CDĐL.
Theo Thanh Minh