Tạm gạt bất đồng, Nga-Mỹ bắt tay xây dựng trạm không gian mới
Ngày đăng: 30/03/2015 07:54
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 30/03/2015 07:54
Trong một quyết định mang tính bước ngoặt cho mối quan hệ Moscow-Washington, cơ quan không gian Nga Roscosmos và đối tác Mỹ NASA đã đồng ý kế hoạch xây dựng một trạm không gian mới, sau khi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) hết thời gian sử dụng theo quy định. Theo thông tin ban đầu, nhiệm vụ của ISS sẽ kéo dài thêm 10 năm nữa, cho đến cuối năm 2024.
Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). |
“Hai bên đã nhất trí rằng, Roscosmos và NASA sẽ là việc cùng nhau trong trong kế hoạch xây dựng một trạm không gian mới trong tương lai,” Giám đốc Roscosmos, Igor Komarov cho biết trong cuộc họp báo vào sáng sớm nay. Cuộc đàm phán được tổ chức tại Sân bay vũ trụ Baikonur Cosmodrome của Nga tại Kazakhstan.
Hai cơ quan sẽ thống nhất các tiêu chuẩn và hệ thống trong chương trình khám phá không gian của mỗi nước. ông Komarov nói thêm: “ĐIều này là rất quan trọng đối với các nhiệm vụ và trạm không gian trong tương lai”.
Nhiệm vụ của ISS sẽ kết thúc vào năm 2020, nhưng nó vẫn tiếp tục hoạt động cho đến cuối năm 2024. Và kế hoạch chung tiếp theo của cả hai cơ quan sau khi hoàn thành trạm không gian mới là khám phá Sao Hỏa. Các hoạt động của hai bên sẽ nhằm mục đích tìm hiểu rõ hơn về hành tinh này, Giám đốc NASA Charles Bolden nói với các nhà báo.
Roscosmos và NASA đang làm việc với nhau cùng với các đối tác khác trên thế giới, theo lộ trình toàn cầu do thám không gian. Ông Bolden cho biết: “Khu vực hợp tác chung của chúng tôi sẽ là sao Hỏa.
Hai bên vẫn đang thảo luận về cách thức tốt nhất để khám phá hành tinh này, đảm bảo tốn ít nguồn lực, tài chính cho hai nước. Chúng tôi cũng đang thiết lập chương trình làm việc và chia sẻ các nỗ lực để tránh trùng lập trong công tác nghiên cứu.”
Ngoài ra, NASA cam kết sẽ thương mại hóa các hoạt động trên không gian. “Các nhà quản lý NASA có ý định thoát khỏi sự lệ thuộc vào nguồn tài chính của chính phủ, trong các nhiệm vụ có quỹ đạo thăm dò thấp. Tuy nhiên, điều này nhiều lần khiến Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ bị chỉ trích vì muốn thương mại hóa các hoạt động,” ông Bolden nói thêm.
Nhận định về kế hoạch riêng của NASA trong tương lai, nhà lãnh đạo cơ quan này cho rằng chính phủ mỹ sẽ không từ bỏ mục tiêu quay trở lại mặt trăng thêm một lần nữa. Trong tương lai, NASA nhiều khả năng sẽ chứng tỏ cho các nhà phát triển tin tưởng hơn trong dự án thăm dò tại mặt trăng và sao Hỏa.
Theo Motthegioi.vn