Protein mới tăng phản ứng miễn dịch của cơ thể với bệnh ung thư
Ngày đăng: 04/05/2015 08:05
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 04/05/2015 08:05
Một trong những tuyến phòng vệ của cơ thể chống lại các tế bào ung thư gây chết người có thể được tăng cường mạnh mẽ. Các nhà nghiên cứu tại trường hoàng gia London đã khám phá ra một protein mới có khả năng gia tăng sự hiện diện của các tế bào T độc hại để phá hủy tế bào nhiễm virus và tế bào ung thư.
Các nhà khoa học đặt tên cho protein này là phân tử gia tăng tế bào lympho (LEM), được phát hiện trong khi sàng lọc chuột biến đổi gen. Kết quả cho thấy trạng thái căng thẳng đặc trưng ở chuột đã sản sinh ra lượng tế bào T độc hại gấp 10 lần mức bình thường khi nó bị nhiễm virus, dẫn đến khả năng chứa virus được cải thiện và khả năng chống ung thư cao hơn.
Nhóm nghiên cứu cho rằng nguyên nhân khiến phản ứng miễn dịch gia tăng là do sự có mặt của protein đặc biệt, một loại LEM mới. Ngoài ra, protein này cũng điều chỉnh lượng tế bào T ở người.
Các phát hiện nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển liệu pháp chống ung thư. Mặc dù hệ miễn dịch thúc đẩy ngay các tế bào T hành động khi phát hiện ung thư, nhưng chúng nhanh chóng bị lấn át và không có khả năng sinh sôi đủ để chống lại bệnh tật. Nếu số lượng tế bào T được nhân lên theo hệ số 10 thì có thể làm tăng cơ hội chiến thắng của hệ miễn dịch trong cuộc chiến chống bệnh tật.
Ngoài khả năng chống ung thư, protein LEM còn thúc đẩy một loại tế bào T khác được mô tả là tế bào ghi nhớ, vì chúng giúp hệ miễn dịch ghi lại các bệnh nhiễm trùng nào đã cố gắng tấn công cơ thể trước đó và khởi động nhanh một tuyến phòng vệ.
Các nhà nghiên cứu hiện đang chuyển sang phát triển liệu pháp gen để cải thiện khả năng miễn dịch nhờ sự hiện diện của LEM mật độ cao.
Giáo sư Philip Ashton-Rickardt, trưởng nhóm nghiên cứu nói: "Tiếp theo, chúng tôi sẽ thử nghiệm liệu pháp trên chuột để khẳng định nó an toàn và liệu có thể kết hợp với những liệu pháp khác. Nếu thử nghiệm thành công, chúng tôi hy vọng tiến hành thử nghiệm trên người trong khoảng 3 năm tới”.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Science.
Theo Vista.gov.vn