Hội đồng khoa học nghiệm thu đề tài cấp cơ sở: "Xây dựng mô hình nuôi lợn nái Sóc Tây Nguyên lai với lợn đực rừng và kỹ thuật nuôi con lai F1 thương phẩm tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk"
Ngày đăng: 31/10/2019 08:40
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 31/10/2019 08:40
Sáng ngày 30/10, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức hội đồng khoa học nghiệm thu đề tài cấp cơ sở: “Xây dựng mô hình nuôi lợn nái Sóc Tây Nguyên lai với lợn đực rừng và kỹ thuật nuôi con lai F1 thương phẩm tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk”. Đề tài do kỹ sư Trần Danh Hiệp – Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lắk làm chủ nhiệm.
Toàn cảnh hội đồng |
Mục tiêu của đề tài là ứng dụng kỹ thuật nuôi con lai F1 (Lợn đực rừng x lợn nái Sóc Tây Nguyên) để cải thiện nhược điểm của giống lợn Sóc được nuôi thả rông tại địa phương. Từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu lai tạo đàn lợn lai theo hướng an toàn, quản lý được dịch bệnh và góp phần giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi, có khả năng chống chịu môi trường thiên nhiên, sức đề kháng cao mặc dù dịch bệnh vẫn diễn ra ở địa phương như dịch lở mồn long móng, tai xanh và các bệnh khác.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xây dựng thành công 02 mô hình nuôi lợn nái Sóc Tây Nguyên lai với lợn đực rừng và nuôi con lai F1 thương phẩm cho thấy: Tỉ lệ mang thai của lợn nái Sóc Tây Nguyên đạt 100%, số lợn con sinh ra từ 36 đến 38 con/mô hình/6 tháng số lứa đẻ/nái/năm đạt trung bình 1,88 lứa/nái/năm. Khối lượng lợn rừng lai F1 sơ sinh trung bình từ 0,54-0,57 kg/con, khối lượng trung bình của lợn đạt 26,4 -27,2 kg/con/giai đoạn 240 ngày tuổi.
Kỹ sư Trần Danh Hiệp - Chủ nhiệm đề tài báo cáo kết quả thực hiện đề tài |
Hiệu quả kinh tế của đề tài trong một năm có thể nuôi 02 lứa tương phẩm và thu lợi nhuận từ 12,7-14,5 triệu đồng/01 mô hình/lứa. Hội đồng nghiệm thu thống nhất xếp loại Đạt.
Thu Hà