Nghiệm thu đề tài: Nghiên cứu đánh giá một số giống lúa có khả năng chịu hạn và các biện pháp canh tác tổng hợp cho vùng khó khăn về nước tưới tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk
Ngày đăng: 06/09/2018 22:18
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 06/09/2018 22:18
Sáng ngày 06/9, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài: Nghiên cứu đánh giá một số giống lúa có khả năng chịu hạn và các biện pháp canh tác tổng hợp cho vùng khó khăn về nước tưới tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Đề tài do Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường Tây Nguyên thực hiện.
Toàn cảnh Hội đồng |
Mục tiêu của đề tài là tuyển chọn một số giống lúa chịu hạn phù hợp với điều kiện khó khăn về nước tưới của huyện Lắk và giải pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp cho giống lúa. Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm có: Điều tra đánh giá hiện trạng canh tác lúa tại vùng khó khăn về nước; Khảo nghiệm đánh giá khả năng chịu hạn, mức độ thích hợp các giống trong bộ giống đã thu thập; Xác định công thức bón phù hợp, mật độ gieo sạ một số giống lúa chịu hạn được tuyển chọn; Xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn chuyển giao kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương.
Đại diện Ban Chủ nhiệm đề tài báo cáo kết quả đề tài |
Kết quả, đề tài đã tuyển chọn được 02 giống lúa thích hợp với vùng khó khăn về nước ở huyện Lắk trong vụ Đông Xuân và Hè Thu là giống chịu hạn LCH37 và giống né vụ P6ĐB. Triển khai thực hiện 03 mô hình sản xuất bằng giống lúa chịu hạn LCH37 (cho năng suất tăng từ 19,9 đến 21,2 tạ/ha, lợi nhuận tăng so với đối chứng từ 6,25 đến 7,25 triệu đồng/ha) và 03 mô hình sản xuất bằng giống lúa ngắn ngày P6ĐB (cho năng suất tăng từ 22,1 đến 25,6 tạ/ha, lợi nhuận tăng so với đối chứng từ 8,93 đến 10,26 triệu đồng/ha). Đồng thời, Ban Chủ nhiệm đề tài cũng đã xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác cho giống lúa LCH37 và P6ĐB tại huyện Lắk. Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu xếp loại Khá.
Ngọc Hương (Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN)