Mỹ chế tạo thành công máy tính 'hạt gạo' nhỏ nhất thế giới
Ngày đăng: 14/04/2015 11:13
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 14/04/2015 11:13
Sau hơn một thập kỷ nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo ra chiếc máy tính siêu nhỏ tự động, có kích thước chỉ bằng một hạt gạo, có hình khối lập phương kích thước 32 mm.
Máy tính siêu nhỏ tự động có kích thước chỉ bằng 1 hạt gạo |
Sau hơn một thập niên nghiên cứu về dự án máy tính siêu nhỏ, các nhà nghiên cứu Đại học Michigan, Mỹ cuối cùng cũng đã cho ra đời một máy tính đầy đủ chức năng, có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ dù nó chỉ bằng một hạt gạo, có hình khối lập phương kích thước 32 mm.
M3 là một hệ thống tự động với đầy đủ chức năng như bất kỳ chiếc máy tính thông thường và M3 đáp ứng nhu cầu sử dụng các thiết bị kết nối thông minh hiện nay như dùng trong các ngành y học, công nghiệp trong tương lai. M3 có thể thực hiện các chức năng như đo huyết áp hay nhiệt độ nếu được đưa vào cơ thể con người. M3 còn có thể giúp các công ty dầu mỏ phát hiện túi dầu sau khi được đưa vào trong các giếng dầu.
Thiết bị hiện có thể chụp ảnh, ghi lại nhiệt độ và áp suất, sau đó gửi thông tin đến trạm cơ sở, sử dụng cảm biến cho dữ liệu đầu vào và radio cho dữ liệu đầu ra. Pin hấp thụ ánh sáng Mặt Trời có kích thước 1 mm2 được sử dụng để cung cấp năng lượng cho máy tính.
M3 sử dụng pin năng lượng mặt trời và có thể hoạt động với ánh sáng đèn điện. Tất cả các thành phần của M3 được bố trí theo dạng lớp và giao tiếp với nhau thông qua giao thức M-Bus. Theo đó, chỉ cần 2 lớp giao tiếp với nhau sẽ tạo thành một hệ thống cảm biến. M3 nhận thông tin dưới dạng xung ánh sáng tần số cao và dữ liệu đầu ra sẽ được chuyển đi dưới dạng sóng radio.
Khoa học Mỹ chế tạo thành công máy tính siêu nhỏ bằng hạt gạo |
M3 có bộ vi xử lý Phoenix siêu nhỏ, kích thước chỉ 915 x 915 µm2, dùng điện áp thấp với mức tiêu thụ điện năng chỉ 500 pW. M3 có thể thu thập và truyền dữ liệu trong phạm vi tối đa hai mét. Hiện tại chiếc máy tính siêu nhỏ M3 đã được sản xuất, tuy nhiên các nhà nghiên cứu đang tìm cách hạn chế tối đa các kích thước tổng thể của nó, và họ hài hước gọi nó là “smart dust” (bụi thông minh).
Giáo sư David Blaauw cho biết:"Để là một chiếc máy tính hoàn thiện, hệ thống phải có đầu vào dữ liệu, khả năng xử lý và lưu trữ, đưa ra quyết định làm gì tiếp theo và có dữ liệu đầu ra".
Nếu muốn mở rộng giới hạn này, nhóm nghiên cứu cần tạo anten và pin lớn hơn. Theo IB Times, các nhà khoa học hy vọng M3 sẽ được ứng dụng trong giám sát công nghiệp và môi trường, hay đưa vào cơ thể người nhằm phục vụ các mục đích giám sát y tế.
Theo VietQ.vn