Họp thông qua Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030
Ngày đăng: 08/06/2015 10:18
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 08/06/2015 10:18
Chiều 3/6, UBND tỉnh đã tổ chức cuộc họp để nghe Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030 để trình HĐND tỉnh tại Kỳ họp thứ 10, khóa VIII. Đồng chí Y Dhăm ÊNuôl, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.
Quang cảnh cuộc họp |
Theo Dự thảo Đề án về mục tiêu cụ thể đến năm 2020 có trên 40 % số xã đạt chuẩn nông thôn mới và có từ 1 đến 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2020 có 60% số xã có cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới trong đó đường xã, liên xã nhựa hóa hoặc cứng hóa đạt tỷ lệ tối thiểu 70%; 100% xã có đường nhựa đến trung tâm; Đảm bảo tưới chủ động cho 82% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới, hệ thống kênh mương được kiên cố hóa đạt tỷ lệ 60%; 95% thôn buôn có điểm trường hoặc nhóm lớp mẫu giáo và có 70% trường học các cấp có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia. Về kinh tế và tổ chức sản xuất: thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn năm 2020 đạt 46 triệu đồng/ năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2,5-3% năm. Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm thường xuyên trên 95%.
Cũng theo Dự thảo Đề án định hướng 2030 có 75% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, các xã còn lại đạt tối thiểu từ 12 tiêu chí trở lên cụ thể có 80% số xã có cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới; nâng thu nhập của người dân nông thôn gấp 3,5 lần so với thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của năm 2020, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%.
Tổng nhu cầu nguồn vốn đầu tư cho Đề án là trên 29 nghìn 500 tỷ đồng trong đó ngân sách trên 13.300 tỷ đồng, chiếm 45% tổng nhu cầu vốn và vốn lồng ghép trên 10.450 tỷ đồng.
Phát biểu kết luận tại cuộc họp, đồng chí Y Dhăm Ê Nuôl, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030 có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế - xã hội của tỉnh đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn vì vậy trên cơ sở góp ý của các Sở, ban ngành, địa phương trong việc xây dựng Đề án, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có sự nghiên cứu cụ thể những tiêu chí trong Đề án để đưa ra cho phù hợp sát với thực tế. Bên cạnh đó các cấp, các ngành cần tăng cường công tác tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để cán bộ, nhân dân hiểu và tích cực tham gia; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các xã phấn đấu hoàn thành mục tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới theo mục tiêu lộ trình của Đề án đã đề ra.
Theo Daklak.gov.vn