Hội thảo trực tuyến góp ý Thông tư "Hướng dẫn quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp cơ sở sử dụng NSNN tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương"
Ngày đăng: 31/10/2021 16:01
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 31/10/2021 16:01
Chiều 29/10, Vụ Phát triển Khoa học và Công nghệ địa phương - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Thông tư “Hướng dẫn quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp cơ sở sử dụng ngân sách nhà nước tại các tỉnh, thành phố trực thuốc Trung ương".
Ông Chu Thúc Đạt – Vụ trưởng Vụ Phát triển KH&CN địa phương phát biểu ý kiến tại Hội nghị (Ảnh chụp màn hình) |
Tham dự Hội nghị trực tuyến có ông Chu Thúc Đạt – Vụ trưởng Vụ Phát triển KH&CN địa phương; ông Đỗ Hồng Giang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế và 64 điểm cầu tại các Sở KH&CN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại đầu cầu Sở KH&CN tỉnh Đắk Lắk có ông Nguyễn Văn Khoa - Phó Giám đốc Sở; đại diện lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc Sở.
Ông Đỗ Hồng Giang – Vụ trưởng Vụ Pháp chế phát biểu ý kiến tại Hội nghị (Ảnh chụp màn hình) |
Tại Hội nghị trực tuyến, đại diện các Sở KH&CN đã đóng góp nhiều ý kiến góp ý Thông tư, các nội dung chủ yếu, như:
* Về Bố cục của Thông tư: Một số ý kiến cho rằng nên bố cục lại Thông tư theo hướng tách nhiệm vụ cấp tỉnh, nhiệm vụ cấp cơ sở thành những chương mục riêng; Bổ sung Chương hoặc Điều về xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) nhiệm vụ cấp tỉnh, cấp cơ sở để liên thông với CSDL quốc gia; quy định về ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa, phần mềm quản lý…; Bổ sung quy định rõ về điều khoản chuyển tiếp…
* Về Phạm vi và đối tượng áp dụng: Đề nghị làm rõ, bổ sung thêm về đối tượng áp dụng cho cả những nhiệm vụ do tổ chức cá nhân, doanh nghiệp, viện trường tham gia thực hiện; làm rõ chủ thể quản lý ngân sách của nhiệm vụ cấp cơ sở; vấn đề đổi mới sáng tạo...
* Về Phần giải thích từ ngữ: Phân loại, tiêu chí, điều kiện, yêu cầu của nhiệm vụ cấp tỉnh và cấp cơ sở.
* Về Quy trình, thủ tục thực hiện nhiệm vụ: Đề nghị rút gọn tối đa các quy trình thủ tục, nhất là đối với nhiệm vụ cấp cơ sở; tăng số lượng thành viên hội đồng; điều chỉnh thời gian tiếp nhận, xử lý hồ sơ ở các khâu…
* Về Phân cấp, phân quyền: Đề nghị Thông tư nên quy định phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho Giám đốc Sở KH&CN và Thủ trưởng cơ quan được giao dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) chi cho nhiệm vụ KH&CN từ việc thành lập hội đồng, phê duyệt danh mục, phê duyệt kinh phí, ký hợp đồng…
* Về ban hành các biểu mẫu: Hầu hết các địa phương đề kiến nghị ban hành kèm theo Thông tư là các biểu mẫu để thuận lợi cho địa phương sử dụng.
* Về nguồn kinh phí, sử dụng kinh phí, xử lý tài chính, tài sản: Hầu hết các kiến nghị của địa phương đều đề nghị làm rõ hơn vấn đề này.
* Ý kiến liên quan đến vấn đề kiểm tra định kỳ, đánh giá, nghiệm thu, bàn giao sử dụng kết quả: Nhiều ký kiến đề nghị nên quy định kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần; bổ sung thêm thành phần đoàn kiểm tra; có chính sách, cơ chế cho sử dụng, nhân rộng kết quả, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ…
* Vấn đề về chuyển tiếp khi Thông tư ban hành: Các địa phương sẽ ban hành, sửa đổi, bổ sung đối với các quy định hiện hành như thế nào…
Các đại biểu tham dự Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Sở KH&CN tỉnh Đắk Lắk |
Thực tiễn quản lý hiện nay, Bộ KH&CN mới có các văn bản quy định đối với nhiệm vụ cấp quốc gia, cấp Bộ, chưa có văn bản hướng dẫn quản lý một cách thống nhất trong toàn quốc nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp cơ sở sử dụng NSNN. Do vậy, tại các hội nghị Giám đốc Sở hằng năm, hội nghị KH&CN vùng và nhiều diễn đàn khác, rất nhiều địa phương kiến nghị đề xuất Bộ KH&CN ban hành Thông tư để hướng dẫn về vấn đề này cho các địa phương làm căn cứ thực hiện.
Căn cứ và vận dụng các quy định hiện hành của pháp luật về phân loại, phân cấp quản lý, tiêu chí, điều kiện, yêu cầu, quy định về đặt hàng, đề xuất đặt hàng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở sử dụng NSNN. Việc xây dựng Thông tư này nhằm bảo đảm sự phù̀ hợp, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật KH&CN. Đồng thời làm căn cứ cho UBND các tỉnh, thành phố ban hành quy định theo thẩm quyền để phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương.
Thanh Minh - Ngọc Hoàng