Hội thảo tham vấn một số kết quả nghiên cứu của Tropenbos Việt Nam năm 2022
Ngày đăng: 07/12/2022 08:50
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 07/12/2022 08:50
Sáng 6/12, Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp nhiệt đới Việt Nam (Tropenbos Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo tham vấn một số kết quả nghiên cứu năm 2022.
Các đại biểu tham dự hội thảo |
Tham dự Hội thảo có ông Trần Hữu Nghị - Giám đốc Tropenbos Việt Nam; chuyên gia và hộ dân trên địa bàn các huyện Lắk, Krông Bông.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung nghe kết quả và thảo luận một số nội dung: Đánh giá nhanh hiện trạng xâm lấn đất lâm nghiệp ở Đắk Lắk (tập trung 2 huyện Lắk, Krông Bông); Một số đề xuất và kiến nghị về kết quả phục hồi rừng giai đoạn 2016 – 2022 và Kế hoạch phục hồi rừng giai đoạn 2023 - 2030 của tỉnh Đăk Lăk; Một số đề xuất và kiến nghị về các mô hình phát triển sinh kế ở khu vực Lăk, Krông Bông; Cơ hội, thách thức, khó khăn và định hướng cho thời gian tới trong việc giải quyết tranh chấp đất đai, phục hồi rừng, và phát triển sinh kế của người dân địa phương; Thảo luận và tham vấn kết quả nghiên cứu về các mô hình sinh kế….
Ông Trần Hữu Nghị - Giám đốc Tropenbos Việt Nam phát biểu khai mạc |
Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Hữu Nghị - Giám đốc Tropenbos Việt Nam nhấn mạnh, Hội thảo nhằm tham vấn và chia sẻ kinh nghiệm, kết quả một số hoạt nghiên cứu của Tropenbos Việt Nam trong năm 2022. Đây là diễn đàn cho chính quyền địa phương các tỉnh Tây Nguyên, các phòng ban chức năng, cộng đồng người dân địa phương và các bên liên quan thảo luận, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, khuyến nghị chính sách liên quan về tranh chấp đất đai, phục hồi rừng và phát triển sinh kế ở tỉnh Đắk Lắk và khu vực Tây Nguyên trong thời gian đến. Trên cơ sở nội dung thảo luận này, Tropenbos Việt Nam sẽ tiếp tục xây dựng định hướng nghiên cứu đáp ứng nhu cầu thực tiễn từng địa phương trong năm 2023.
Theo các chuyên gia, kết quả tổng hợp xác định diện tích biến động diện tích rừng và ĐLN của tỉnh Đắk Lắk từ năm 2017 – 2021 cho thấy tổng diện tích rừng và Đất lâm nghiệp tăng 11,488.3 ha, rừng trồng (RT) tăng 20,038.70 ha, đất chưa có rừng (ĐCCR) tăng 26,787.50 ha. Trong khi đó diện tích rừng tự nhiên (RTN) giảm 35,338.50 ha. Nguyên nhân biến động do diện tích rừng trồng đủ tiêu chí thành rừng và ĐCCR tăng. Ngược lại, diện tích rừng tự nhiên giảm nhiều hơn so với diện tích tăng lên của rừng trồng vì liên quan đến rừng bị phá, chuyển mục đích sang xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, diện tích rừng suy giảm trữ lượng, diện tích rà soảt cập nhật giảm từ các năm trước những không báo cáo kịp thời…
TS. Cao Thị Lý chia sẻ kết quả nghiên cứu đánh giá nhanh hiện trạng xâm lấn đất lâm nghiệp ở huyện Lắk và Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk |
Khuyến nghị cho Kế hoạch phục hồi rừng giai đoạn 2023-2030 của tỉnh Đắk Lắk, các chuyên gia Tropenbos Việt Nam cho rằng, tỉnh cần rà soát lại toàn bộ quy hoạch lâm nghiệp, đất lâm nghiệp hiện có. Bóc tách và lập ranh giới cụ thể, chính xác toàn bộ diện tích đất LN bị chồng chéo, xâm lấn. Xác định và đánh giá cụ thể chính xác nguồn gốc, hoàn cảnh và phân loại cụ thể toàn bộ diện tích chồng chéo, xâm lấn; xây dựng giải pháp, chiến lược đồng bộ, xử lý thích hợp với từng loại.
Về tiếp cận trong phục hồi rừng, trên diện tích rừng không bị xâm lấn hiện tại, phân cấp và đánh giá tổng thể, xác định và phân cấp các khu vực cần ưu tiên cho hoạt động phục hồi rừng. Ưu tiên các nguồn lực cho việc bảo vệ, phục hồi các khu vực quan trọng và xung yếu, thay vì chia nhỏ nguồn lực và thực hiện đồng đều, giàn trải trên toàn bộ diện tích.
Về mặt chính sách, cần có cơ chế đặc thù trong quản lý bảo vệ, phục hồi rừng đối với rừng ở Tây nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng (cần ưu tiên bảo vệ và có nguồn đầu tư cao hơn các khu vực khác). Cần có cơ chế đặc thù trong đầu tư lâm sinh, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Một số mô hình sinh kế dựa vào rừng đã và đang có, tiềm năng ở hai huyện Lắk và Krông Bông có thể nhân rộng được chia thành 4 nhóm: Nhóm mô hình trồng cây lương thực, cây ăn quả thân thảo; mô hình trồng rừng; vườn đồi - nông lâm kết hợp và mô hình tiềm năng trồng dược liệu dưới tán rừng.
Theo Daklak.gov.vn