Hội thảo sản xuất và kinh doanh cà phê khác biệt trên địa bàn tỉnh
Ngày đăng: 05/01/2015 08:04
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 05/01/2015 08:04
Sáng 26/12, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức Hội thảo về kết quả và định hướng trong sản xuất và kinh doanh cà phê khác biệt (gồm cà phê có chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột và các loại cà phê bền vững có chứng nhận) trên địa bàn tỉnh. Ông Trịnh Đức Minh - Chủ tịch Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột chủ trì hội thảo
Trong những năm gần đây, cà phê Việt Nam luôn có vị trí quan trọng trong ngành cà phê thế giới và Việt Nam cũng là nước xuất khẩu cà phê Robusta hàng đầu với trên 90% sản lượng hàng năm đều được xuất khẩu. Trong đó, Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản lượng đứng đầu cả nước, tính đến năm 2013, diện tích cà phê của tỉnh có khoảng 203.000 ha, sản lượng 462.000 tấn với kim ngạch xuất khẩu khoảng 480 triệu USD. Trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều đơn vị cũng như hộ nông dân đã áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất cà phê bền vững như UTZ CERTIFIED, 4C, RFA, FAIRTRADE, với tổng diện tích khoảng 70.000 ha, sản lượng 300.000 tấn nhằm nâng cao giá trị cạnh tranh cho sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Ông Trịnh Đức Minh - Chủ tịch Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột trình bày tham luận tại hội thảo |
Tham luận tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, việc phát triển cà phê bền vững hiện nay trên địa bàn đang gặp phải một số vấn đề khó khăn về đầu ra sản phẩm, nâng cao chất lượng, sự liên kết trong chuỗi và tính bền vững… Do vậy, các đơn vị và hộ nông dân sản xuất và kinh doanh cà phê cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, Hợp tác xã, nhóm sản xuất; tăng cường nghiên cứu phát triển thị trường, tiêu thụ nội địa, quảng bá sản phẩm; thu hút, tận dụng các dự án; sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên đất, nước, thực hiện các hoạt động canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng chuỗi sản phẩm chặt chẽ; xây dựng chính sách hợp lý, mở rộng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp…
Theo Daklak.gov.vn