Hội thảo khoa học "Phát triển cây tiêu và ứng dụng choái tiêu sống núc nác trong trồng tiêu"
Ngày đăng: 20/04/2015 08:18
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 20/04/2015 08:18
Sáng ngày 17-4, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Đắk Lắk phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tổ chức Hội thảo khoa học Phát triển cây tiêu và ứng dụng choái tiêu sống núc nác trong trồng tiêu.
TS. Y Ghi Niê, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Đắk Lắk phát biểu khai mạc Hội thảo |
Tại Hội thảo, các đại biểu được nghe nhiều báo cáo tham luận về tình hình phát triển hồ tiêu trên địa bàn Tây Nguyên và các biện pháp phòng trừ dịch hại trên cây hồ tiêu. Theo đó, Tây Nguyên là vùng sản xuất hồ tiêu lớn của cả nước, với diện tích khoảng 40.000 ha, riêng Đắk Lắk, có trên 16.000 ha, sản lượng đạt gần 24.700 tấn. Những năm gần đây, nông dân ồ ạt chuyển sang trồng tiêu nhưng do quá trình chọn giống, cách trồng, chăm sóc chưa hợp lý nên các loại sâu bệnh hại trên cây tiêu phát triển mạnh khiến cho nhiều vườn tiêu chết hàng loạt. Một trong những nguyên nhân chính là yếu tố cây trụ và giống tiêu. Các nghiên cứu cũng cho thấy, sử dụng cây giống sạch bệnh là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả và tính bền vững trong sản xuất hồ tiêu; tiêu trồng trên trụ sống (như lồng mức, keo, muồng, vông…) có thể đạt năng suất cao và ít bị nhiễm bệnh hơn trụ chết (trụ bằng bê tông, gỗ), đồng thời đưa ra khuyến cáo cần ứng dụng choái tiêu sống trong phát triển cây hồ tiêu, trong đó giới thiệu choái tiêu mới là cây Núc Nác để người trồng tiêu tham khảo.
Các Đại biểu tham dự Hội thảo |
Chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, để hồ tiêu phát triển bền vững, cần tăng cường hướng dẫn các hộ sản xuất hồ tiêu nắm vững các khâu chọn giống, bón phân, tưới nước, áp dụng IPM phòng trừ sâu bệnh, thu hái quả chín… nhằm bảo đảm năng suất, chất lượng; khuyến khích người dân xây dựng nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã để liên kết sản xuất; ứng dụng các loại cây sống làm trụ tiêu và đào mương trong vườn để tăng độ thoáng cho đất mùa mưa, giảm nguy cơ bệnh hại…
TS. Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên báo cáo tham luận tại Hội thảo |
Theo Báo Đắk Lắk