Hội thảo khoa học “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, thử nghiệm nuôi thuần hóa và sản xuất giống cá Rô cờ tại tỉnh Đắk Lắk"
Ngày đăng: 28/02/2020 17:03
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 28/02/2020 17:03
Sáng ngày 28/02, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, thử nghiệm nuôi thuần hóa và sản xuất giống cá Rô cờ tại tỉnh Đắk Lắk”. Tham dự Hội thảo có đại diện: Chi cục Thủy sản, Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh; Trung tâm Khuyến nông tỉnh; Trạm khuyến nông, Hội nông dân và tổ Hợp tác xã huyện Krông Ana và một số hộ nông dân của huyện Krông Ana.
Toàn cảnh Hội thảo |
Mục đích của Hội thảo nhằm tổng kết đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, thử nghiệm nuôi thuần hóa và sản xuất giống cá Rô cờ (Osphronemus exodon Roberts, 1994) tại Đắk Lắk” được thực hiện từ tháng 9/2017 đến tháng 3/2020.
ThS. Phan Thị Lệ Anh - Chủ nhiệm đề tài báo cáo kết quả nghiên cứu tại Hội thảo |
Báo cáo kết quả nghiên cứu đã đưa ra một số nhận định cho kết quả nghiên cứu đó là: Cá Rô cờ thu từ tự nhiên có thể nuôi thuần hóa trong ao hoặc lồng và sử dụng tốt thức ăn công nghiệp (28% protein). Tỷ lệ thức ăn công nghiệp (28% protein) là 70% và 30% là rau quả. Mật độ 1 con/m2; Đề tài đã tuyển chọn được 132 con (147,8 kg) từ cá nuôi thuần hóa để xây dựng đàn cá bố mẹ. Cỡ cá thả 36,9 cm và 1.119,8 g/con, sau 6 tháng cá đạt 41,0 cm và khối lượng là 1.496,3 kg/con. Tỷ lệ sống là 100%; Đàn cá bô mẹ sau khi xây dựng được nuôi vỗ tiếp trong ao. Tỷ lệ đực cái khoảng 1:3. Kết quả sau 3 tháng nuôi vỗ với thức ăn công nghiệp (30% protein) chiếm 70% và 30% rau quả cho tỷ lệ thành thục khoảng 56,8%. Tỷ lệ sống là 100%; Có thể kích thích cá sinh sản tự nhiên trong ao bằng cách tăng giảm mực nước ao 2-3 ngày/lần và cung cấp khung tổ cùng các vật liệu cho cá làm tổ. Tỷ lệ cá đực cái là 1:1. Cá đực và cá cái tự bắt cặp với nhau. Sức sinh sản thực tế trung bình là 1.961 trứng/kg cá cái…
Trong khuôn khổ của Hội thảo, đại biểu tham dự đã được tham quan thực tế mô hình thả giống cá bố mẹ từ kết quả nghiên cứu của đề tài tại xã Hòa Khánh, Thành phố Buôn Ma Thuột.
Giống cá Rô cờ bố mẹ tại mô hình thôn 10, xã Hòa Khánh, Thành phố Buôn Ma Thuột |
Các đại biểu tham dự Hội thảo đã đánh giá cao việc thực hiện nghiên cứu đề tài đối với sự phát triển nghề nuôi thủy sản có giá trị cho địa phương. Các đại biểu cũng mong rằng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để thực hiện những mô hình nuôi thử nghiệm cá Rô cờ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và hoàn thiện được quy trình kỹ thuật nuôi cá Rô cờ phù hợp với tỉnh Đắk Lắk.
Minh Hồng