Hội thảo đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại Châu Âu
Ngày đăng: 29/04/2014 00:27
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 29/04/2014 00:27
Toàn cảnh Hội thảo |
Ngày 28/4, Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam (SHTT) đã phối hợp với Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của Châu Âu (EU-MUTRAP), Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk (KH&CN) tổ chức Hội thảo “Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại Châu Âu”.
Tham dự hội thảo có ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Văn phòng đại diện Cục SHTT tạo Thành phố Hồ Chí Minh; bà Jana Herceg, Phó Ban Kinh tế - Thương mại, phái đoàn EU tại Việt Nam; ông Phan Xuân Lĩnh, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Đắk Lắk và gần 100 đại biểu đại diện lãnh đạo các Sở KH&CN Đồng Nai, Bình Thuận, Bến Tre, Bạc Liêu… và các doanh nghiệp trong và tỉnh. Đồng chí Y Dhăm Ênuôl – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk đã đến dự.
Đến nay Việt Nam đã có 41 chỉ dẫn địa lý (CDĐL), trong đó có 03 CDĐL của nước ngoài đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. Tuy nhiên mới chỉ có Nước mắm Phú Quốc là đã được đăng ký bảo hộ CDĐL tại liên minh Châu Âu (dưới sự hỗ trợ của Dự án MUTRAP).
Đồng chí Y Dhăm Ênuôl – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk phát biểu khai mạc Hội thảo |
Tại Đắk Lắk, để quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh đã thành lập Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột nhằm tập hợp và đại diện cho các pháp nhân và thể nhân sản xuất, chế biến kinh doanh cà phê nhân và sử dụng cà phê nhân mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột. Phối hợp có hiệu quả các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh cà phê nhân Robusta, phát triển chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột trên thị trường trong nước và ngoài nước. Đến nay đã có 10 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột đối với sản phẩm cà phê nhân Robusta với tổng diện tích trên 15 nghìn héc ta, sản lượng đăng ký trên 46 nghìn tấn một năm. Tuy đã được bảo hộ trong nước nhưng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột chưa được bảo hộ ở nước ngoài. Sau khi phát hiện vụ việc một doanh nghiệp của Trung Quốc đã đăng ký nhãn hiệu “Buon Ma Thuot Coffee” tại Trung Quốc, UBND tỉnh Đắk Lắk đã yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ nhãn hiệu này và ủy quyền cho Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đăng ký bảo hộ quốc tế tại một số thị trường chính của cà phê Việt Nam. Hiện nay, việc đăng ký đang gặp nhiều khó khăn, do đó mới chỉ có 4 trên 17 quốc gia đồng ý bảo hộ nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột. Do vậy, bước tiếp theo là đăng ký bảo hộ “Cà phê Buôn Ma Thuột” dưới dạng chỉ dẫn địa lý, nhất là tại các quốc gia Châu Âu.
Các đồng chí đồng chủ trì Hội thảo |
Tại Hội thảo các đại biểu đã được nghe các chuyên gia của dự án MUTRAP giới thiệu và thảo luận những vấn đề liên quan đến tình hình chính sách, pháp luật và các sáng kiến về bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam; Tình hình quản lý, sử dụng và khai thác chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam; Việc đăng ký và bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam ở nước ngoài; quy trình, thủ tục đăng ký một chỉ dẫn địa lý tại châu Âu - một thị trường tiềm năng cho nông sản của Việt Nam; Chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột; Kinh nghiệm đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc tại châu Âu và giới thiệu một số tài liệu hướng dẫn đăng ký chỉ dẫn địa lý tại EU…
Các đại biểu tham dự Hội thảo |
Theo Thanh Minh - Ngọc Hoàng