Hội thảo các Hiệp định thương mại tự do trong ASEAN và CP-TPP
Ngày đăng: 26/12/2018 14:28
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 26/12/2018 14:28
Sáng 26/12, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo các Hiệp định thương mại tự do ASEAN và CP-TPP tận dụng cơ hội nhằm thúc đẩy xuất khẩu ngành nông lâm sản của Việt Nam. Tham dự Hội thảo có bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên, Bộ Công Thương; chuyên gia Bộ Nông nghiệp và Nông nghiệp nông thôn, lãnh đạo Sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh.
Các đại biểu tham dự Hội thảo |
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe chuyên gia giới thiệu về chuyên đề : Tổng quan các Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và các đối tác ASEAN +, các cam kết mở cửa thị trường đối với mặt hàng nông lâm sản; tổng quan về Hiệp định CPTPP, các cơ hội và thách thức; quy định về quy tắc xuất xứ trong các FTA, ASEAN + và Hiệp định CP-TPP đối với mặt hàng nông lâm sản; quy định về các hàng rào kiểm dịch đối với mặt hàng nông lâm sản.
Phát biểu tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên, Bộ Công Thương nhấn mạnh, Hội thảo nhằm mục đích trang bị cho cơ quan, doanh nghiệp kiến thức về các cam kết tự do thuế quan theo các hiệp định; tiềm năng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang các thị trường đối tác của ASEAN, thực trạng tận dụng cam kết của doanh nghiệp Việt Nam theo các hiệp định; hướng dẫn thực hiện các cam kết của ASEAN về các biện pháp phi thuế quan về hàng hóa.
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên, Bộ Công Thương |
Bên cạnh việc phổ biến quy định chung, hội thảo sẽ hướng đến ý kiến trao đổi của cộng đồng doanh nghiệp Đắk Lắk qua đó đưa ra những khuyến nghị và đánh giá khách quan về cách thức thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng chủ lực của tỉnh tham gia sâu vào thị trường quốc tế.
Chuyên gia Bộ Công Thương phổ biến Hiệp định CP-TPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ 14/1/2019 |
Hiệp định CP-TPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ 14/1/2019 Quốc hội đã phê chuẩn CP-TPP vào ngày 12/11/2018 và thông báo cho New Zealand (nước lưu chiểu hiệp định) vào ngày 15/11. Do đó, sau 60 ngày, tức là vào ngày 14/1/2019, Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực. 6 nước đã thông qua CPTPP trước đó sẽ cắt giảm thuế quan lần đầu vào ngày 30/12. Ngày 1/1/2019, 5 nước gồm New Zealand, Canada, Nhật Bản, Mexico, Australia và Singapore sẽ tiến hành cắt giảm thuế quan lần 2. Riêng Nhật Bản, lần cắt giảm thuế quan thứ 2 sẽ thực hiện vào ngày 1/4/2019 theo năm tài chính của nước này. Các dòng thuế quan đầu tiên của Việt Nam sẽ được cắt giảm kể từ ngày CPTPP có hiệu lực (14/1/2019). Khi đó, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tới các nước Nhật Bản, New Zealand, Canada, Nhật Bản, Mexico, Australia và Singapore được hưởng lợi theo đúng tiến trình. Ở chiều ngược lại, hàng hóa từ các nước trên xuất sang Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi thuế quan tương ứng kể từ thời điểm này. Với CPTPP, Việt Nam sẽ cắt giảm 10.000 dòng thuế quan về 0% theo lộ trình, cam kết đấu thầu công khai đối với hoạt động mua sắm công, cam kết bình đẳng trong đối xử với các doanh nghiệp Nhà nước. Đồng thời CPTPP cho phép người lao động thành lập tổ chức của người lao động không nhất thiết trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đặc biệt, CPTPP cam kết vấn đề về môi trường, thương mại điện tử. Cũng theo đại diện Bộ Công Thương, cơ hội lớn nhất từ CPTPP với Việt Nam không phải là việc mở rộng thị trường mà là cải cách thể chế. Sắp tới, Việt Nam sẽ sửa 7 luật và hàng chục Nghị định trong quá trình rà soát pháp luật để phù hợp với các quy định của CPTPP, áp dụng trực tiếp nhiều cam kết, đặc biệt trong lĩnh vực mở cửa dịch vụ và đầu tư. Điều này sẽ thay đổi tư duy xây dựng luật và thực thi luật ở cả cấp trung ương và địa phương. Muốn tận dụng những lợi ích trên, đại diện Bộ Công Thương cho rằng, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương cần tiếp tục thúc đẩy cải cách, doanh nghiệp cần tăng cường sự chủ động và thay đổi tư duy quản lý, kinh doanh. |
Theo Daklak.gov.vn