Hội đồng xét giao trực tiếp đề tài cấp tỉnh "Vai trò gia đình, nhà trường và xã hội trong phòng, chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk"
Ngày đăng: 24/06/2020 09:17
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 24/06/2020 09:17
Chiều ngày 23/6, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội đồng xét giao trực tiếp đề tài cấp tỉnh “Vai trò gia đình, nhà trường và xã hội trong phòng, chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. Đề tài do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì thực hiện, Chủ nhiệm đề tài là ThS. Phạm Đăng Khoa.
Toàn cảnh Hội đồng |
Theo cơ sở tâm lý học, bạo lực học đường là một dạng hành vi lệch chuẩn trong môi trường học đường. Đó là những hành vi bạo lực không chủ ý hoặc có chủ ý của giáo viên đối với học sinh và học sinh với giáo viên cũng như giữa học sinh với nhau gây tổn hại nghiêm trọng tới thân thể, tinh thần, danh dự và nhân phẩm của đối tượng bị hại. Bạo lực học đường không chỉ diễn ra theo hình thức sử dụng vũ lực, mà không ít trường hợp còn bị tấn công về mặt tinh thần. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tình cảm, lối tư duy của học sinh trước mắt cũng như sau này.
Đại diện Ban Chủ nhiệm báo cáo thuyết minh đề tài |
Đề tài được xây dựng với mục tiêu: Phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Tăng cường mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh, sinh viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ; Đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò gia đình, nhà trường và xã hội trong việc phòng chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
TS. Đinh Khắc Tuấn - Chủ tịch Hội đồng phát biểu ý kiến kết luận của Hội đồng |
Qua báo cáo thuyết minh của Ban Chủ nhiệm đề tài, Hội đồng đã thảo luận, lấy ý kiến góp ý của các thành viên và yêu cầu Ban Chủ nhiệm chỉnh sửa một số nội dung trong thuyết minh như: làm rõ các thuật ngữ liên quan tới bạo lực học đường, phòng chống bạo lực học đường và vai trò, chức năng của 03 yếu tố gia đình, nhà trường, xã hội trong phòng, chống bạo lực học đường; Bổ sung mục tiêu chung của đề tài; Nói rõ, gọn hơn tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước, phương pháp tiếp cận và nội dung nghiên cứu; Giới hạn phạm vi nghiên cứu là đối tượng học sinh từ tiểu học đến trung học phổ thông. Kết quả Hội đồng đánh giá đề tài đạt và thống nhất đề xuất thực hiện đề tài.
Ngọc Hoàng