Hội đồng xét giao trực tiếp đề tài “Nghiên cứu thực trạng nghề dệt thổ cẩm ở Đắk Lắk và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển”
Ngày đăng: 29/05/2019 16:44
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 29/05/2019 16:44
Sáng ngày 29/5, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội đồng xét giao trực tiếp đề tài “Nghiên cứu thực trạng nghề dệt thổ cẩm ở Đắk Lắk và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển”. Đề tài do Trung tâm Tư vấn, chuyển giao KH&CN, bảo vệ môi trường vùng dân tộc và miền núi (trực thuộc Học viện Dân tộc) chủ trì thực hiện, Chủ nhiệm đề tài là ThS. Hoàng Thị Xuân.
Toàn cảnh Hội đồng |
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài là: Khảo sát thực trạng nghề dệt thổ cẩm ở tỉnh Đắk Lắk một cách tổng thể; Đánh giá thực trạng và các nguyên nhân tác động đến nghề dệt thổ cẩm ở Đắk Lắk; Đánh giá vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) đối với nghề dệt thổ cẩm và ứng dụng nghề dệt thổ cẩm đối với việc phát triển kinh tế hộ tại địa phương; Xây dựng mô hình thí điểm bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm phục vụ phát triển kinh tế hộ gia đình trong vùng đồng bào DTTS của Đắk Lắk; Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm gắn với tăng cường năng lực phát triển kinh tế hộ cho phụ nữ DTTS tại địa phương tỉnh Đắk Lắk. Từ mục tiêu nghiên cứu cụ thể đề tài đã đưa ra 5 nội dung nghiên cứu tương ứng với 17 chuyên đề nghiên cứu.
TS. Nguyễn Thị Bích Thu - đại diện Ban Chủ nhiệm đề tài báo cáo thuyết minh đề tài |
Sau khi nghe đại diện Ban chủ nhiệm đề tài báo cáo thuyết minh, Hội đồng xét duyệt đã đánh giá cao thuyết minh khoa học và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài đối với các DTTS ở Đắk Lắk. Tuy nhiên, Hội đồng xét duyệt cũng yêu cầu Ban chủ nhiệm đề tài chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung trong thuyết minh nghiên cứu như: Lỗi chính tả, các đề mục và một số thuật ngữ, văn phong cho chính xác; Bổ sung thêm 2 chuyên đề nghiên cứu đó là: Chuyên đề đánh giá nhu cầu tiếp cận nghề dệt thổ cẩm của DTTS cũng như nhu cầu của người tiêu dùng và chuyên đề nghiên cứu phân tích các loại hình hoa văn đến nghề dệt thổ cẩm. Hội đồng cũng yêu cầu nghiên cứu ở 3 dân tộc tại chỗ đó là Êđê, M’Nông và Gia Rai và đồng thời nghiên cứu cần xác định được bảo tồn và phát triển ở mức độ nào. Kết quả Hội đồng tư vấn đã thống nhất thông qua việc nghiên cứu đề tài.
TS. Đinh Khắc Tuấn - Giám đốc Sở KH&CN, Chủ tịch Hội đồng phát biểu kết luận của Hội đồng |
Minh Hồng