Hội đồng đánh giá, nghiệm thu dự án cấp tỉnh “Ứng dụng than sinh học canh tác một số cây trồng chủ lực trong điều kiện biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk"
Ngày đăng: 21/10/2020 16:57
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 21/10/2020 16:57
Chiều ngày 19/10, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội đồng KH&CN đánh giá, nghệm thu dự án cấp tỉnh “Ứng dụng than sinh học canh tác một số cây trồng chủ lực trong điều kiện biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk". Đề tài do Viện Môi trường Nông nghiệp (trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) chủ trì thực hiện, Chủ nhiệm đề tài là TS. Lương Hữu Thành.
Toàn cảnh Hội đồng |
Mục tiêu của dự án gồm: Xây dựng lò đốt than sinh học phù hợp với nguyên liệu là phụ phẩm nông nghiệp quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Hoàn thiện quy trình sản xuất than sinh học và sử dụng than sinh học trong canh tác một số loại cây trồng chủ lực của tỉnh Đắk Lắk; Xây dựng được 02 mô hình ứng dụng sản phẩm than sinh học trong canh tác cây hồ tiêu, cà phê tại các vùng canh tác trọng điểm (với quy mô 1 ha/mô hình); 100 hộ dân được tập huấn về kỹ thuật sản xuất và sử dụng than sinh học cho canh tác cây cà phê và hồ tiêu.
Từ mục tiêu của dự án, Ban chủ nhiệm dự án đã thực hiện 05 nội dung nghiên cứu đó là: Khảo sát, đánh giá tiềm năng sản xuất và ứng dụng than sinh học đối với cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Lựa chọn lò đốt than sinh học phù hợp với các nguyên liệu phế phụ phẩm nông nghiệp phát thải từ các hoạt động sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Hoàn thiện quy trình sản xuất than sinh học từ phế phụ phẩm nông nghiệp quy mô hộ gia đình phù hợp với điều kiện Đắk Lắk; Xây dựng mô hình ứng dụng than sinh học trong canh tác một số cây trồng chủ lực tại Đắk Lắk.
TS. Lương Hữu Thành - Chủ nhiệm dự án báo cáo kết quả |
Kết quả triển khai dự án với 05 nội dung thực hiện, Ban chủ nhiệm dự án đã đưa ra một số kết luận như sau:
- Kết quả khảo sát, đánh giá tiềm năng sản xuất và ứng dụng than sinh học đối với cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cho thấy tổng lượng phụ phẩm từ thân cây, cành lá và vỏ quả cà phê hàng năm tương ứng là 1.084.746; 589.073 và 33.302 tấn/năm.
- Trên cơ sở khảo sát, đánh giá đã chọn được 2 điểm xây dựng mô hình (lò đốt) sản xuất than sinh học tại thôn 11 và thôn 14 xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin; Lựa chọn được 2 địa điểm xây dựng mô hình ứng dụng than sinh học cho cây trồng, gồm mô hình cho cây cà phê tại thôn 14 xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin và mô hình ứng dụng than sinh học cho cây hồ tiêu tại xã Ea Tóh, huyện Krông Năng.
- Lựa chọn lò đốt than sinh học phù hợp với các nguyên liệu phế phụ phẩm nông nghiệp phát thải từ các hoạt động sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Kết quả dự án đã lựa chọn được 02 lò đốt áp dụng cho đối tượng nguyên liệu thân, cành cây và đối tượng vỏ quả cà phê.
- Xây dựng mô hình sản xuất than sinh học từ phế phụ phẩm nông nghiệp quy mô hộ gia đình phù hợp với điều kiện Đắk Lắk. Kết quả dự án đã sản xuất 8 tấn than sinh học từ thân, cành; 1,5 tấn than sinh học từ vỏ quả.
- Hoàn thiện 02 quy trình sản xuất than sinh học từ phế phụ phẩm nông nghiệp phù hợp với điều kiện Đắk Lắk, gồm 01 quy trình sản xuất than sinh học từ thân, cành cây; 01 quy trình sản xuất than sinh học từ vỏ quả cà phê.
- Xây dựng 02 mô hình ứng dụng sản phẩm than sinh học trong canh tác cây trồng tại Đắk Lắk, gồm 01 mô hình sử dụng than sinh học cho cà phê và 01 mô hình sử dụng than sinh học cho cây hồ tiêu. Kết quả mô hình cho thấy khi sử dụng than sinh học với liều lượng từ 0,5 - 1 tấn thay thế 25% lượng phân bón NPK có ảnh hưởng tích cực đến cây cà phê, cây hồ tiêu và đất trồng cà phê, hồ tiêu.
- Tập huấn cho 100 nông dân về kỹ thuật sử dụng than sinh học cho cây trồng tại huyện Krông Năng; huyện Cư M’gar và huyện Ea H’Leo.
TS. Đinh Khắc Tuấn – Chủ tịch Hội đồng phát biểu kết luận của Hội đồng |
Qua báo cáo kết quả dự án, Hội đồng đã đánh giá cao việc thực hiện dự án, qua đó thấy được vai trò của than sinh học trong canh tác cây cà phê và hồ tiêu, là cơ sở để nhân rộng sử dụng than sinh học cho các đối tượng cây trồng khác. Các sản phẩm giao nộp của dự án đã đảm bảo về nội dung và chất lượng của thuyết minh. Bên cạnh đó, Hội đồng cũng đã yêu cầu Ban chủ nhiệm dự án bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung cho phù hợp.
Kết quả Hội đồng đã thống nhất dự án xếp loại đạt và yêu cầu Ban chủ nhiệm dự án hoàn thiện chỉnh sửa báo cáo tổng kết theo quy định.
Minh Hồng