Đưa các dịch vụ giám sát của đô thị thông minh đến với người dân, doanh nghiệp
Ngày đăng: 13/04/2023 08:17
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 13/04/2023 08:17
Sau 1 năm chạy thử nghiệm, Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (gọi tắt là Dak Lak IOC) vừa ra mắt vận hành phần mềm lõi, hệ thống phần mềm Tổng đài 1022 và 10 dịch vụ thiết yếu. Theo lộ trình đến năm 2025, IOC sẽ hoàn thiện kết nối cơ sở dữ liệu với các sở, ban, ngành, địa phương đồng thời nghiên cứu, phát triển mở rộng nhiều lĩnh vực mang lại tiện ích tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp.
Ông Trần Xuân Tiệp- Giám đốc Trung tâm Dak Lak IOC trả lời phỏng vấn |
Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Xuân Tiệp - Giám đốc Trung tâm Dak Lak IOC xoay quanh nội dung này.
Biên tập viên: Trung tâm IOC vừa tổ chức ra mắt các dịch vụ giám sát, điều hành đô thị thông minh. Sự kiện này có ý nghĩa như thế nào đối với tỉnh Đắk Lắk nói chung và mục tiêu xây dựng đô thị thông minh nói riêng, thưa ông?
Ông Trần Xuân Tiệp: Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (gọi tắt là Dak Lak IOC) được thành lập theo Quyết định số 2344/QĐ-UBND, ngày 30/9/2020 của UBND tỉnh Đắk Lắk và chính thức triển khai hoạt động từ ngày 1/9/2021.
Đối với các dịch vụ giám sát đô thị thông minh trước đây IOC đã triển khai trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột là các mô hình thí điểm để nhân rộng. Các dịch vụ hướng tới người dân, doanh nghiệp mặc dù mới được hình thành nhưng đã có sự phản hồi tốt của người dân, doanh nghiệp như dịch vụ phản ánh hiện trường, dịch vụ giám sát dịch vụ công, tra cứu thông tin các lĩnh vực... Tuy nhiên, IOC chưa tổ chức ra mắt nên công tác truyền thông còn hạn chế, hôm nay thì các dịch vụ giám sát đô thị thông minh trên địa bàn cơ bản đã hoàn chỉnh, hiện nay có 10 dịch vụ và bây giờ bắt đầu truyền thông rộng rãi trên địa bàn để cho người dân và các tổ chức chính trị xã hội biết và qua đó có sự tương tác giữa người dân và chính quyền được tốt hơn.
Đến nay, Dak Lak IOC đã hoàn thiện và đưa vào vận hành phần mềm lõi cho trung tâm IOC, hệ thống phần mềm Tổng đài 1022 và 10 dịch vụ: Giám sát an toàn thông tin mạng (SOC); Giám sát, điều hành chỉ tiêu Kinh tế xã hội; Giám sát, điều hành lĩnh vực Dịch vụ công; Giám sát hiệu quả hoạt động chính quyền; Giám sát, điều hành Lĩnh vực vụ y tế; Giám sát, điều hành Lĩnh vực giáo dục; Giám sát, điều hành Lĩnh vực du lịch; Giám sát, điều hành lĩnh vực Phản ánh hiện trường; Giám sát an ninh trật tự và An toàn giao thông và Giám sát, điều hành lĩnh vực Tài nguyên môi trường.
Bên cạnh đó, khi các dịch vụ giám sát điều hành đô thị thông minh tỉnh Đắk Lắk đi vào hoạt động mang ý nghĩa quan trọng, hướng tới hiện thực hóa mục tiêu xây dựng thành công đô thị thông minh, chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số. Giúp cho công tác điều hành và xử lý công việc của các cơ quan chức năng diễn ra minh bạch, nhanh chóng, hiệu quả. Đồng thời là cầu nối thông qua tương tác 2 chiều khi người dân có thể gửi ý kiến góp ý, thông báo hoặc phản ánh cho các cơ quan Nhà nước về các sự cố, vấn đề liên quan đến trật tự đô thị, giao thông, an ninh, hạ tầng kỹ thuật của tỉnh. Để hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu trên nền tảng số tại trung tâm.
Biên tập viên: Thưa ông, theo lộ trình trong năm 2023 và các năm tiếp theo Trung tâm IOC phải tiếp tục hoàn thiện các dịch vụ nào để đảm bảo yêu cầu chuyển đổi số của địa phương cũng như Chính phủ đã đề ra?
Ông Trần Xuân Tiệp: Các địa phương áp dụng đô thị thông minh đã dược các cấp cơ quan Đảng, Chính quyền từ trung ương đến địa phương xác định đây là nhiệm vụ quan trọng ưu tiên triển khai mang tính chất lâu dài. Do đó lộ trình phát triển đô thị thông minh trên cơ sở các nền tảng chúng ta đã và đang sử dụng ở đây chúng ta sẽ tiếp tục phát triển thêm nữa các dịch vụ mới chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo hay là tích hợp các nền tảng internet vào hệ thống giám sát này. Từ đó hình thành nên những mô hình chuyển đổi số thu nhỏ cho cấp độ đô thị, từ đó chúng ta sẽ phát triển thành mô hình chuyển đổi số mô hình cấp tỉnh góp phần vào công cuộc chuyển đổi số Quốc gia.
Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 đã đặt ra yêu cầu xây dựng các nền tảng cơ bản cho đô thị thông minh mà cụ thể là xây dựng trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh, như vậy theo mục tiêu đến 2025 chúng ta sẽ hình thành các nền tảng cho đô thị thông minh của tỉnh. Đến nay chúng ta phải nhìn nhận lại bước đầu đã thực hiện theo đúng lộ trình đề ra, các nền tảng của đô thị thông minh chúng ta đã hình thành và triển khai rộng rãi đến các huyện, thị xã, thành phố. Thời gian tới, IOC sẽ tham mưu phối hợp cùng với việc xây dựng hạ tầng triển khai song song các dịch vụ thông minh này thì sẽ đảm bảo lộ trình đã đề ra.
Tỉnh Đắk Lắk tiếp tục đầu tư nguồn lực cho “trái tim” của đô thị thông minh |
iên tập viên: Quá trình xây dựng đô thị thông minh của tỉnh Đắk Lắk so với các địa phương khác trong vùng Tây Nguyên có gì khác biệt, thưa ông ?
Ông Trần Xuân Tiệp: Hiện nay so với các địa phương khác trong vùng, Đắk Lắk chúng ta triển khai đồng loạt 10 dịch vụ giám sát đô thị thông minh trên các lĩnh vực kinh tế, tài nguyên, giáo dục, du lịch và các dịch vụ cơ bản của đô thị thông minh như giám sát camera phản ánh hiện trường, giám sát mạng xã hội, giám sát các dịch vụ công trực tuyến.
Cái khác biệt ở đây, chúng ta mạnh dạn làm một lúc rất nhiều dịch vụ cho nên công tác triển khai của chúng ta sẽ phải đầu tư nguồn lực lớn, cần phải có sự vào cuộc của chính quyền cơ sở phải quyết tâm làm sao để chúng ta có được dịch vụ đô thị thông minh cho người dân và doanh nghiệp.
Điển hình như ở Thành phố Buôn Ma Thuột đang thực hiện cơ chế dặc thù của Quốc hội điều đó có tác động đối với câu chuyện chúng ta xây dựng đô thị thông minh. Như vậy, thành phố cũng phải quan tâm xây dựng đô thị thông minh bắt đầu từ ngay khâu quy hoạch tức là xây dựng hạ tầng phải gắn liền với việc xây dựng các dịch vụ đô thị thông minh. Khi có cơ chế đặc thù sẽ tạo điều kiện thuận lợi, là một cơ hội rất lớn để công tác triển khai việc xây dựng đô thị Thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên gắn với các dịch vụ đô thị thông minh sẽ thuận lợi hơn so với trước đây.
Biên tập viên: Phong trào chuyển đổi số được tỉnh phát động rất sâu rộng đến thôn buôn, việc kết nối các dịch vụ đô thị thông minh đến tuyến huyện sẽ vận hành kết nối ra sao trong thời gian đến, thưa ông?
Ông Trần Xuân Tiệp: Sau lễ ra mắt này thì Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh sẽ tham mưu cho lãnh đạo Sở qua đó tham mưu cho lãnh đạo UBND tỉnh sẽ triển khai các dịch vụ đô thị thông minh này tới tất cả các huyện thị xã thành phố. Khi đó nó sẽ là nền tảng xuyên suốt để triển khai cho toàn tỉnh và lúc ấy các nội dung trong chuyển đổi số của các đơn vị cấp huyện cấp xã sẽ có dữ liệu nguồn và cung cấp các số liệu trên hệ thống giám sát điều hành để tổng hợp và qua đó hình thành các nền tảng báo cáo làm sao phục vụ công tác điều hành chỉ đạo một cách tốt nhất.
IOC sẽ hoàn thiện kết nối cơ sở dữ liệu với các sở, ban, ngành, địa phương đồng thời nghiên cứu, phát triển mở rộng nhiều lĩnh vực |
Tuy nhiên, một số khó khăn cần khắc phục trong quá trình thúc đẩy nhanh việc triển khai mô hình đô thị thông minh này là: việc xây dựng đô thị thông minh yêu cầu rất lớn về nguồn lực cả về công nghệ và kinh phí, nhưng vấn đề quan trọng nhất là khi sử dụng đô thị thông minh đòi hỏi cán bộ chúng ta phải dành rất nhiều thời gian để xử lý các công việc do người dân phản ánh, do người dân trao đổi thông tin. Do đó để triển khai tốt các dịch vụ đô thị thông minh này thì chính quyền cần phải vào cuộc quyết liệt và bản thân cán bộ phải rất nỗ lực trong xử lý các công việc.
Hiện nay, để công dân số toàn tỉnh bắt nhịp được với các dịch vụ này đòi hỏi đầu tư cho công tác truyền thông. IOC hướng đến đề xuất giải pháp tăng cường các nguồn tin chính thống, huy động các tổ công nghệ cộng đồng sẽ truyền thông lại cho người dân biết được sử dụng các dịch vụ nào là hiệu quả mang lại lợi ích, đồng thời để tránh những mặt trái của công nghệ số mang đến như lừa đảo, một số thông tin lệch lạc thì người dân nên sử dụng các ứng dụng chính thống như ứng dụng Đắk Lắk trực tuyến để tra cứu các thông tin từ chính quyền, tương tác với chính quyền tốt hơn.
Xin cám ơn ông !
Daklak.gov.vn