Điện hạt nhân phải là một phần của tương lai xanh
Ngày đăng: 04/12/2015 09:07
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 04/12/2015 09:07
Năng lượng hạt nhân đóng vai trò quan trọng trong chống biến đổi khí hậu. Ảnh: Hạn hán ở châu Phi |
Bốn trong số các nhà khoa học khí hậu hàng đầu thế giới cho rằng, “không có con đường đáng tin cậy nào để ổn định khí hậu mà không tính đến vai trò quan trọng của điện hạt nhân”.
Trong lúc các nhà khoa học khí hậu mong muốn thế giới sử dụng năng lượng hạt nhân nhiều hơn để góp phần giảm lượng khí thải carbon dioxide thì ngành công nghiêp hạt nhân Mỹ lại đang có dấu hiệu thoái trào. Nếu Quốc hội [Mỹ] có những động thái khuyến khích sự phát triển của công nghệ hạt nhân thế hệ tiếp theo thì Mỹ sẽ mất vị trí dẫn đầu, mặc dù quốc gia này đang tiến tới phát triển các loại lò phản ứng có quy mô nhỏ hơn, rẻ hơn và an toàn. Các loại lò phản ứng này có thể sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất điện có lượng khí thải carbon thấp (low-carbon electricity) trên toàn thế giới.
Ví dụ mới đây nhất về nguy cơ sụt giảm nguồn cung cấp điện hạt nhân của Mỹ là tuyên bố đóng cửa nhà máy điện hạt nhân có công suất 838 megawatt, James A. Fitzpatrick ở Oswego, bang New York, vào đầu năm 2017 của Entergy Corp. Chỉ ba tuần trước đó, Entergy đã tuyên bố đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Pilgrim công suất 688 megawatt ở Plymouth, bang Massachusetts, vào năm 2019.
Như vậy, Mỹ phải tiến hành thực thi những chính sách hỗ trợ và thúc đẩy công nghệ hạt nhân tiên tiến mới có thể đóng góp lâu dài vào việc ứng phó biến đổi khí hậu.
Theo dự báo, khoảng 10% của số nhà máy điện hạt nhân của Mỹ có thể bị đóng cửa trong những năm tới. Những thách thức phải đối mặt với các nhà máy hạt nhân bao gồm tuổi thọ (tuổi trung bình của các lò phản ứng hiện có là khoảng 34 năm), áp lực giá thành từ sản xuất điện bằng khí đốt có chi phí thấp và năng lượng tái tạo được trợ giá, những đòi hỏi nâng cấp an toàn thời kỳ hậu Fukushima với nhiều chi phí tốn kém.
Không thể tiến tới việc thúc đẩy công nghệ hạt nhân tiên tiến theo cách này. Tổ chức tư vấn Con đường thứ ba (Third Way) có trụ sở ở Washington ước tính có khoảng 48 công ty được tài trợ khoảng 1,3 tỷ USD vốn tư nhân đang triển khai các kế hoạch cho các lò phản ứng cách tân, trong số đó là Transatomic Power (được hậu thuẫn bởi Ray Rothrock, nhà đầu tư từ Silicon Valley), TerraPower (được hậu thuẫn bởi nhà sáng lập Microsoft Bill Gates) và UPower (mới khởi nghiệp ở Boston). Họ đang nhằm mục đích xây dựng lò phản ứng có khả năng sản xuất 10 MW điện và có thể nằm gọn trong một cặp container có chiều dài 12,19 m (một chứa lò, một chứa phần phát điện – ND).
Các công ty này cần có một phương thức để phát triển và thử nghiệm một cách chính xác những khía cạnh kỹ thuật trong thiết kế lò phản ứng của họ. Đó là điểm Quốc hội Mỹ cần phải can thiệp.
Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) có một số phòng thí nghiệm quốc gia – như Idaho, Los Alamos và Oak Ridge – là nơi có thể cung cấp địa điểm cho những thử nghiệm như vậy. Để mọi việc diễn ra suôn sẻ, Quốc hội Mỹ phải ủy quyền cho Bộ Năng lượng Mỹ giám sát thử nghiệm đồng thời cung cấp một số gói tài trợ. Mục tiêu của chương trình này, theo một thành viên của Capitol Hill (trụ sở Quốc hội Mỹ– ND), là để "cho phép thị trường [phát triển lò phản ứng mới] vận hành". Ủy ban Pháp quy Hạt nhân (NRC) chỉ cho phép những thiết kế lò phản ứng của các công ty tư nhân được thương mại hóa khi đã được thử nghiệm an toàn.
Lesley Dewan (giữa) và Mark Massie (ngoài cùng bên phải) là những người sáng lập công ty Transatomic. |
Các công ty này cần phương thức để phát triển và thử nghiệm một cách chính xác những khía cạnh trong thiết kế lò phản ứng của họ. Đây là điểm mà Quốc hội Mỹ cần can thiệp.
Chủ đề năng lượng hạt nhân đang được dư luận quan tâm trở lại bởi một trong những nội dung chính của Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2015 (COP21) diễn ra tại Paris vào cuối tháng 11, đầu tháng 12, là những biện pháp cắt giảm lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu.
Vai trò của năng lượng hạt nhân trong việc cắt giảm lượng khí thải là không còn phải bàn cãi. Vào tháng 1/2015, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (International Energy Agency) đã coi điện hạt nhân là “yếu tố cơ bản trong việc hạn chế phát thải khí nhà kính”. Theo tính toán, công suất phát điện hạt nhân toàn cầu cần phải tăng gấp đôi vào năm 2050 (khoảng 750 GW) để nhiệt độ trái đất giảm 2 độ C.
Năm 2013, bốn trong số các nhà khoa học khí hậu hàng đầu thế giới đã ký một bức thư ngỏ, trong đó đề cập đến việc các nguồn năng lượng tái tạo như gió và năng lượng mặt trời “không thể tăng trưởng đủ nhanh để cung cấp nguồn năng lượng rẻ và đáng tin cậy theo quy mô đòi hỏi của nền kinh tế toàn cầu”. Nhóm tác giả - gồm James Hansen (từng là nhà khí hậu học của NASA), Kerry Emanuel (Viện Công nghệ Massachusetts), Tom Wigley (Đại học Adelaide tại Úc) và Ken Caldeira (Viện Carnegie) - cho rằng, “không có con đường đáng tin cậy nào để ổn định khí hậu mà không tính đến vai trò quan trọng của điện hạt nhân”.
Quốc hội Mỹ cũng đang có nhiều nỗ lực trong việc khuyến khích công nghệ điện hạt nhân tiên tiến. Trong tháng 5/2015, Hạ viện đã thông qua dự luật được Randy Hultgren (R-Ill.) của Đảnh Cộng hòa bảo trợ để Bộ Năng lượng có thể đánh giá khả năng của họ và hỗ trợ thử nghiệm và phát triển các lò phản ứng thế hệ tiếp theo. Vừa qua, đạo luật về Năng lực Đổi mới Điện hạt nhân được hai đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đệ trình Hạ viện nhằm tạo cơ sở pháp lý cho Bộ Năng lượng tích cực hợp tác với các công ty tư nhân để thử nghiệm, thậm chí là xây dựng các lò phản ứng nguyên mẫu tại các phòng thí nghiệm quốc gia.
Hiện năng lượng hạt nhân phải đối mặt với nhiều trở ngại, trong đó có trở ngại về chi phí xây dựng các lò phản ứng mới và việc xử lý chất thải dài hạn. Tuy nhiên, Mỹ vẫn đang khẳng định được vai trò dẫn đầu Thời đại hạt nhân (Nuclear Age) của mình, vai trò được thiết lập từ dự án Manhattan, vốn được bắt đầu vào năm 1942.
Theo Tiasang.com.vn