Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk phấn đấu xây dựng tỉnh vững mạnh toàn diện
Ngày đăng: 12/10/2015 09:05
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 12/10/2015 09:05
Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010-2015), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết, khắc phục khó khăn, tranh thủ thời cơ, phát huy tiềm năng, lợi thế thực hiện đạt và vượt hầu hết các mục tiêu mà Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đề ra. Đây là tiền đề vững chắc để xây dựng tỉnh Đắk Lắk phát triển toàn diện để sớm trở thành trung tâm kinh tế - văn hoá – xã hội của vùng Tây Nguyên.
Đồng chí Êban Y Phu, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk phát biểu nhận nhiệm vụ tại Đại hội BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 38 |
Nhiệm kỳ 2010-2015, kinh tế của tỉnh Đắk Lắk tiếp tục phát triển, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra. Giá trị tổng sản phẩm đạt bình quân 8%/năm. Quy mô nền kinh tế năm 2015 gấp 1,4 lần. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 35 triệu đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tiến bộ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp. Năm 2015, ước tỷ trọng nông – lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 40,8%, giảm 9,4%; Công nghiệp – xây dựng chiếm 15,4%; dịch vụ chiếm 43,8%, tăng 9,8% so với năm 2010.
Với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, Đắk Lắk xác định nông nghiệp là lĩnh vực kinh tế trọng tâm. Do đó, tỉnh có chủ trương khuyến khích bà con nông dân xây dựng các mô hình kinh tế mới, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm tăng năng xuất và chất lượng sản phẩm. Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp năm 2015 đạt 72,3 triệu đồng.
Phát huy những thành quả đạt được, đánh giá, nhìn nhận tồn tại, hạn chế, đúc rút những bài học kinh nghiệm sâu sắc, triển khai nhiều giải pháp phát triển một cách đồng bộ và hiệu quả, trong thời gian tới sẽ sớm đưa Đắk Lắk phát triển toàn diện, tạo nền tảng để sớm trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá – xã hội của vùng Tây Nguyên.
Cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển dịch đa dạng hóa, các loại cây trồng có giá trị cao ngày càng tăng, góp phần tăng năng suất và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Để xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển, trong những năm qua, Đắk Lắk đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động kinh tế đối ngoại, xúc tiến thu hút đầu tư vào tỉnh. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 14,8%/năm; tổng vốn huy động đạt 65.749 tỷ đồng.
Từ năm 2010 đến nay, tỉnh Đắk Lắk đã phát động tốt phong trào nhân dân hiến đất, tự giải phóng mặt bằng và đóng góp kinh phí hơn 792 tỷ đồng để đầu tư xây dựng giao thông nông thôn. Tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trong gần 5 năm đạt 30.793 tỷ đồng, làm cho diện mạo nông thôn các địa phương trong tỉnh ngày một đổi mới. Đến nay, toàn tỉnh đã có 7 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 12,2% năm 2010 xuống còn 9,6% năm 2015.
Cùng với chú trọng phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk xác định “Xây dựng Đảng là then chốt”. Do đó, trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ đã từng bước xây dựng hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk cũng đã triển khai thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Sau khi kiểm điểm, các cấp ủy đảng đã chỉ rõ những khuyết điểm, hạn chế và đề ra biện pháp khắc phục có hiệu quả. Đồng thời, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra mục tiêu tổng quát là: nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước và tạo môi trường đầu tư thông thoáng để huy động tối đa, sử dụng hiệu quả các nguồn lực; đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; phát triển kinh tế bền vững, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo vững chắc quốc phòng – an ninh; xây dựng Đắk Lắk vững mạnh toàn diện, tạo nền tảng để sớm trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá – xã hội của vùng Tây Nguyên.
Để thực hiện mục tiêu, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk sẽ tập trung lãnh đạo các cấp, ngành thực hiện hiệu quả nhiều nhóm giải pháp.Theo đó, đối với phát triển kinh tế, hạ tầng, toàn tỉnh đẩy mạnh đầu tư hạ tầng và nâng cao chất lượng quy hoạch; quản lý, khai thác, chế biến sâu có hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; quản lý nghiêm ngặt và phát triển diện tích rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ. Các ngành, địa phương tập trung huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông liên vùng và các công trình thủy lợi có chức năng mở rộng diện tích tưới, chống hạn. Tiếp tục đầu tư tập trung và tạo đột phá về phát triển nông nghiệp theo định hướng ứng dụng công nghệ cao dựa trên lợi thế về khí hậu và đất đai, gắn với xây dựng nông thôn.
Tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, tập trung hai mũi nhọn có lợi thế lớn là công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm nông - lâm nghiệp để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ, tập trung cho dịch vụ tài chính-ngân hàng, dịch vụ nông nghiệp, chuyển giao khoa học - công nghệ và dịch vụ hỗ trợ công nghệ phụ trợ; đẩy mạnh thu hút đầu tư để tạo nguồn lực mới thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; phát triển hệ thống doanh nghiệp - hợp tác xã và kinh tế hợp tác.
Về văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, Đảng bộ sẽ lãnh đạo tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ, toàn diện giáo dục và đào tạo, vận dụng cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút các nguồn lực xã hội, phát triển sự nghiệp giáo dục một cách toàn diện; nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đảng bộ lãnh đạo phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục thể thao; nâng cao hiệu quả giảm nghèo bền vững.
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ vào sản xuất và đời sống; tập trung nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh; gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh. Tăng cường xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong sạch vững mạnh.
Theo Daklak.gov.vn