Các nhà khoa học cấy ghép thành công DNA của voi Ma mút lông xoăn vào bộ gen của voi Châu Á
Ngày đăng: 22/04/2015 08:17
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 22/04/2015 08:17
Nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi giáo sư di truyền học George Church tại Đại học Harvard tuyên bố đã sao chép thành công vật liệu di truyền lấy từ xác của một con voi ma mút lông xoăn và cấy ghép vào bộ gen của một con voi châu Á. Tuy rằng đây chỉ là thành công bước đầu và các nhà nghiên cứu vẫn còn phải thực hiện rất nhiều thử nghiệm khác trong tương lai, nhưng nó cũng góp thêm một tia hy vọng cho nỗ lực hồi sinh các sinh vật đã tuyệt chủng từ thời xa xưa. Đồng thời, đây có thể sẽ là công cụ giúp bảo vệ và duy trì những loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng trong thế giới hiện nay.
Bằng cách sử dụng công cụ tinh chỉnh DNA gọi là CRISPR (xem thêm tại đây), các nhà khoa học đã ghép thành công gen của voi ma mút lông xoăn vào bộ DNA nằm trong một tế bào voi châu Á. Đó là những gen quy định các đặc điểm nhận diện voi ma mút lông xoăn như: tai nhỏ, đặc điểm mỡ dưới da, độ dài và màu sắc của lông. Các nhà nghiên cứu cho biết, dù một số xác voi ma mút phát hiện trước đây được bảo quản khá tốt trong lớp băng đá vĩnh cửu dày đặc, nhưng vật liệu di truyền vẫn bị hư tổn qua thời gian. Đây là một trong những trở ngại lớn nhất trong phá trình phục hồi vật liệu di truyền của những sinh vật tuyệt chủng.
Lần này, các nhà nghiên cứu tại Harvard đã sử dụng phương pháp gọi là de-extinction (tạm dịch: đảo ngược tuyệt chủng) để phục hồi và sao chép bộ gen của voi ma mút. Về cơ bản, cách làm này là ghép những mảnh gen của sinh vật đã tuyệt chủng với bộ gen hoàn chỉnh lấy từ họ hàng của chúng hiện vẫn còn đang sinh sống. Tuy nhiên, giáo sư Church cho rằng đừng quá mong đợi kết quả của cách làm này do vẫn còn rất nhiều thử nghiệm cần phải được thực hiện. Đó cũng là lý do vì sao ông vẫn chưa công bố nghiên cứu của nhóm lên trên các tạp chí khoa học có uy tín.
Giáo sư Church chia sẻ: "Chỉ tạo ra những bộ gen biến đổi thì vẫn chưa có ý nghĩa thực tiễn. Chúng tôi muốn suy ra được kiểu hình của động vật từ những vật liệu di truyền tìm được." Để làm được điều đó, nhóm nghiên cứu cần phải tìm ra cách đưa một tế bào đang nằm trên đĩa petri vào sống được trong những mô đã biệt hóa, như tế bào máu hoặc các nội quan sống. Từ đó mới có thể kiểm chứng kiểu hình mà gen đó quy định. Thí dụ như gen này có phải quy định màu lông của voi ma mút hay không, gen kia có phải quy định chiều dài hoặc độ dày lông không?
Nếu mọi việcc tiến triển đúng theo dự định, nhóm hy vọng sẽ tạo ra một phôi lai có nguồn gốc từ voi châu Á và voi Ma Mút với khả năng phát triển thành thai nhân tạo. Đây được dùng như một công cụ mang thai ngoài tử cung của động vật. Tuy nhiên, việc sở hữu được thai nhân tạo của voi ma mút là điều khá xa vời trong thời điểm này, tuy nhiên nếu nó biến thành sự thật, các nhà nghiên cứu sẽ cấy thai vào trong cơ thể của một con voi mẹ. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho biết trước tiên họ phải hoàn thiện kỹ thuật này do vấn đề về nhân đạo, không thể nào thực hiện hàng trăm thí nghiệm đối với các cá thể sống dù nó không phải là con người.
Vẫn là giả sử, nếu nhóm nghiên cứu có thể cấy thành công thai nhân tạo vào cơ thể voi mẹ và nó vẫn sống sót thì dù không tạo ra được một con voi Ma mút hoàn chỉnh như xa xưa, nhưng các nhà khoa học hy vọng rằng họ sẽ tạo ra một loài voi mới thích nghi được với khí hậu lạnh. Tầm nhìn về lâu dài, đây sẽ là cách duy bảo tồn loài voi châu Phi và châu Á vốn đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng. Tiếp theo đó, giáo sư Church tin rằng nếu loài voi mới đi vào ổn định, họ cũng sẽ có cơ hội hồi sinh voi Ma mút theo đúng nghĩa đen bằng cách lai tạo thêm nhiều loài mới.
Theo Tinhte.vn